3 Bước Để Tìm Sản Phẩm Kỳ Lân – 500 triệu/tháng hoặc nhiều hơn với mỗi sản phẩm

len-ke-hoach

3 Bước Để Tìm Sản Phẩm Kỳ Lân – 500 triệu/tháng hoặc nhiều hơn với mỗi sản phẩm

Cách mình tìm sản phẩm bán được ít nhất 500 triệu doanh số một tháng mà không cần lo lắng sản phẩm đó đã bão hòa (hết trend) chưa, có nhiều người bán không?

Sau khi chia sẽ chuỗi bài viết điều mình học được sau khi đã chi tiêu 469,311$ (11 tỷ 28 triệu 808 nghìn) trong 19 tháng chỉ với 1 sản phẩm

Câu hỏi mà mọi người đặt cho mình nhiều nhất đó là về cách tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm

Vì vậy nếu bạn là một nhà bán hàng, chủ doanh nghiệp, KOL, người làm Affiliate muốn ra mắt sản phẩm đầu tiên hoặc tiếp theo của mình

Bài viết này là dành cho bạn

Bước 1: Tiêu Chí Của Một Sản Phẩm Kỳ Lân

Nó chắc chắn không phải là những sản phẩm nhu cầu lớn, lợi nhuận cao, ít cạnh tranh

Vào những ngày đầu tiên tìm kiếm sản phẩm kinh doanh online, mình search Google, mình hỏi người này người kia, mình xem những video về tìm kiếm sản phẩm trên Youtube

Và tất cả đều xoay quanh một sản phẩm 3 gạch đầu dòng là nhu cầu lớn, lợi nhuận cao, ít người bán

Nghe thì có vẻ hợp lý, nhưng làm thế nào để xác thực những tiêu chí này?

Làm thế nào để chúng ta THỰC SỰ biết là sản phẩm đó nhu cầu lớn hay nhỏ? Và là bao nhiêu?

Ngày hôm nay, chúng ta chỉ cần bán được 1 sản phẩm, vít lên được một ít doanh số, ngay lập tức chúng ta sẽ bị do thám và nhìn thấy. Các công cụ Spy (do thám) ngày nay quá tinh vi.

Các công cụ quảng cáo như Facebook và Tiktok sẽ nhanh chóng hiển thị quảng cáo của chúng ta lên thư viện quảng cáo của họ.

Duy nhất có yếu tố lợi nhuận thì mình vẫn sử dụng tới tận bây giờ và sẽ chia sẻ với bạn ở phía sau

Và bây giờ mình sẽ chia sẻ với bạn các tiêu chí để mình sử dụng để lựa chọn sản phẩm

Từ phụ kiện ô tô, thời trang, gia dụng, đời sống và nhiều nữa

Dù bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực gì, những tiêu chí này sẽ có ích

Mình sẽ chia nhỏ bộ tiêu chí này thành 3 câu hỏi mà mình muốn nói “CÓ”

Đó là:

  1. Mình có khả năng để bán sản phẩm này không?
  2. Mình có thể tạo ra lợi nhuận từ sản phẩm này không?
  3. Mình có đủ nguồn vốn để vận hành sản phẩm này trên quy mô mình mong muốn không?

Lưu ý rằng: Mình không ưu tiên thứ nào trong cả 3 khía cạnh này. Mình muốn có cả 3 tiêu chí này cùng lúc.

Do đó đừng để thứ tự mình chia sẻ làm bạn ảnh hưởng.

Đầu tiên, mình có khả năng để bán sản phẩm này không?

Chắc có thể bạn đã từng nghe về câu “Sản Phẩm Ngon là tự động bán được”

Mình muốn chúng ta cùng cắt nghĩa về chữ NGON

Ngon ở đây là chất lượng sản phẩm tốt, khách hàng hài lòng?

Hay ngon ở đây là khả năng bán được của sản phẩm?

Hay là cả 2

Mình tin rằng là bạn có thể dễ cắt nghĩa chứ NGON theo 2 hướng như vậy

Cùng nhau nhìn vào quy trình bán hàng thông thường thế này (Mình biết có nhiều quy trình bán hàng khác nữa, đây là ví dụ thôi)

Quảng cáo => Vào Landing Page (Trang Bán Hàng) => Để lại thông tin đặt hàng => Ship hàng => Kiểm Tra Hàng => Trả Tiền => Sử Dụng Sản Phẩm

Vậy thì có phải là yếu tố chất lượng sản phẩm khách hàng chỉ đang được THỰC SỰ trải nghiệm ở khâu kiểm tra hàng và sử dụng sản phẩm không?

Vậy thì toàn bộ yếu tố từ lúc nhìn thấy 1 quảng cáo cho đến khi hoàn thành thông tin đặt hàng thì sao?

Sản phẩm của chúng ta sẽ đóng vai trò gì trong quyết định mua hàng đó?

Chà, nó nằm trong quảng cáo và trang bán hàng của chúng ta

Nó là hình ảnh sản phẩm, video quảng cáo sản phẩm của chúng ta

Vậy thì có phải tại thời điểm này, sản phẩm đóng vai trò như là tư liệu truyền thông của chúng ta đúng không?

Vậy thì sản phẩm ở đây có 2 vai trò

Đầu tiên là giá trị thực sự khi sử dụng

Thứ hai là giúp cho việc Marketing và Bán hàng tốt hơn thông qua hình ảnh sản phẩm, video và trang bán hàng

Nhưng tuy vào ngành nghề mà tư liệu truyền thông có yếu tố sản phẩm ở trong có sức mạnh khác nhau

Ví dụ: Nếu là mặt hàng thời trang, đồng hồ, hay trang sức. Hình ảnh quảng cáo là vô cùng quan trọng. Nó thể hiện được nhiều điều. Và khách hàng đơn giản là có thể ra quyết định nếu hình ảnh sản phẩm xịn.

Nhưng nếu bạn đang bán thực phẩm chức năng, bạn có nghĩ rằng chụp hình ảnh cái vỏ hộp và bao bì thật đẹp là đủ rồi không?

Chắc chắn là không. Nó yêu cầu một tấn thứ khác. Vì đó là sản phẩm họ sẽ uống vào người.

Nhưng nếu đó là một chiếc đèn phát sáng logo ô tô khi mở cánh cửa ra thì sao? Chụp hình ảnh có giúp ích được gì không? Mình nghĩ là không.

Nhưng nếu là một video thể hiện sản phẩm mà khi mở cửa ô tô ra vào buổi tối, logo của hãng xe phát sáng lên rực rỡ thì sao?

Nó là khác bọt.

Có một điều mà mình đã không biết khi mới bắt đầu hành trình bán hàng của mình đó là không ai dạy cho mình cách chọn một sản phẩm mà ở đó

Mình có thể thắng!

Mình có thể bán được!

Vì cơ hội thị trường là mênh mông

Có những thị trường là nhu cầu siêu lớn, lợi nhuận siêu cao, nhưng mình không có đủ kỹ năng và nguồn lực để tham gia thị trường đó.

Ví dụ, có những kiểu sản phẩm

Người bán là ai, là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến việc bán được hàng

Nếu bạn muốn sản phẩm liên quan tới sức khỏe, bạn cần là một chuyên gia

Hoặc bạn đủ tiền để tạo ra một đống tài nguyên ở dạng chuyên gia

Đó là lý do mà các công ty thực phẩm chức năng chi hàng tấn tiền để làm tư liệu truyền thông khi mà sản phẩm còn chưa mở bán

Tuy vậy, có những sản phẩm bạn chả cần quan tâm người bán là ai. Bạn chỉ cần nhìn hình, thấy thích, và quyết định mua.

Có những sản phẩm, nếu chỉ chụp hình sản phẩm. Nó chả có ý nghĩa gì cả. Bạn bắt buộc phải làm video.


Vậy thì cách làm thế nào?

Làm thế nào để mình biết là mình có khả năng bán sản phẩm đó hay không?

Ở phần sau của bài viết, mình sẽ chia sẻ những nguồn ý tưởng mà mình sử dụng để tìm ý tưởng sản phẩm do đó hãy đọc tới hết bài nhé.

Tuy vậy đây là một vài câu hỏi mà bạn có thể sử dụng để kiểm tra xem bạn có khả năng để bán sản phẩm đó hay không?

Bộ câu hỏi đánh giá khả năng:

Mình có thể tự tạo ra video, hình ảnh quảng cáo để bán sản phẩm này thông qua việc tự làm hoặc thuê hoặc kết hợp không?

Mình tin đây là tiêu chí quan trọng nhất mà bạn muốn có

Bạn có biết lý do mà mọi người hay nói về “Sản Phẩm Bão Hòa” như là một lý do cho việc quảng cáo hay sản phẩm của họ hết hiệu quả bắt nguồn từ đâu không?

Đó là họ không có khả năng tạo ra quảng cáo mới

Mình cũng không ngoại lệ khi mới bắt đầu kinh doanh

Mình đơn giản là tìm được những video trên mạng, cắt ghép, chỉnh sửa, thêm nhạc

Rồi mình chạy quảng cáo

Tăng ngân sách lên

Và quảng cáo đắt lên

Và mình thử hết các thể loại kỹ thuật quảng cáo

Mình tăng tiền kỹ thuật, nhân nhóm quảng cáo, tạo chiến dịch mới, tạo lại bài quảng cáo mới

Nhưng nó không hiệu quả

Tại sao?

Vì mình dùng y nguyên 1 quảng cáo đó

Mình không hiểu rằng, vấn đề đến từ “Quảng Cáo Bão Hòa

Nó đã hết hạn sử dụng

Và nếu mình có khả năng tự làm, thuê, hoặc kết hợp để tạo ra quảng cáo mới. Mình có thể bán được tiếp, thoải mái, trong thời gian rất dài

Đây là tiêu chí quan trọng nhất!

Nếu bạn chưa có kỹ năng tạo ra nội dung video, hình ảnh quảng cáo mới thì sao?

Hãy học và làm

Bạn không thể không có kỹ năng này

Nếu bạn không có kỹ năng này, bạn sẽ liên tục vật lộn.

Liên tục khó khăn với “Sản Phẩm Bão Hòa

Nó không cần sáng tạo, nó không cần đẹp đẽ, hào nhoáng

Nó chỉ cần làm đúng, làm nhiều.

Bạn bắt buộc phải tích được vào ô này

Nếu bạn có khả năng tạo ra video, hình ảnh. Bạn có thể bán rất nhiều sản phẩm.

Mình đã bán đồ chơi ô tô, đồ chơi gia dụng, thời trang, thiết bị đời sống, dịch vụ

Mình không biết bạn đang ở lĩnh vực nào, nhưng nó chắc chắn sẽ hiệu quả

Đơn giản quá không?

Nhưng cả đống người không có kỹ năng để làm điều này tốt

Có thể họ đã làm, nhưng họ chưa làm giỏi

Và cả tấn người chưa làm

Cơ hội tiếp theo là dành cho bạn

Sản phẩm này có cần thẩm quyền để bán hay không?

Ví dụ: Những sản phẩm về sức khỏe là một ví dụ điển hình. Nếu bạn đang 20 tuổi và bán những sản phẩm về rụng tóc hói đầu. Mình không biết ai sẽ tin bạn và mua sản phẩm đó.

Bạn chỉ có thể kết hợp với chuyên gia hoặc thuê chuyên gia.

Nếu mình không nói “Có” được với tiêu chí này. Mình sẽ không tham gia những thị trường kiểu cần phải là chuyên gia.

Sản phẩm này có cần kết quả để bán hay không?

Ví dụ: Bạn có muốn mua những dụng cụ giảm cân hay là tập thể hình từ mình không? Mình béo chết đi được.

Có rất nhiều người có thân hình đẹp và săn chắc, họ đơn giản là chia sẻ hành trình của họ. Sau đó bán những thứ liên quan tới giảm cân.

Tương tự, nếu bạn không có lợi thế vượt trội về điều gì đó

Bạn có thể tìm ra những sản phẩm khác để làm

Có vô vàn ý tưởng và thị trường bạn có thể tham gia

Tiếp theo, chúng ta đến với tiêu chí


Lợi Nhuận, mình có lãi khi bán sản phẩm này không?

Không giống như phổ biến với bán hàng trên Shopee, Tiki, Lazada

Nếu giá vốn sản phẩm của chúng ta là 50% hoặc cao hơn

Với những mặt hàng giá dưới 150,000đ

Đơn giản là chúng ta sẽ có rất ít lợi nhuận và tiền… Để làm Marketing/Quảng Cáo

Chúng ta muốn tìm những sản phẩm mà chúng ta có biên độ lợi nhuận lớn

Và chúng ta có thể bán được ở mức giá ít nhất là gấp 3 lần giá nhập

Bên cạnh đó, tới thời điểm hiện tại.

Chi phí quảng cáo của mọi nền tảng mạng xã hội đều khá cao

Và nếu chúng ta đang bán những sản phẩm dưới 150.000đ thì đơn giản là chúng ta sẽ khó có lãi

Vậy thì 2 tiêu chí lợi nhuận và giá bán ở đây là gì?

Có thể bán được trên 150.000đ

Có thể có mức lợi nhuận gộp tối thiểu là 65%

Làm nó ngay thôi


Vậy cách triển khai thế nào

Đầu tiên, sản phẩm này có tự thân đạt được 2 tiêu chí đó không?

Nếu chỉ bán được trên 150,000đ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều

Vậy là giá nhập khoảng 50,000đ

Hãy tìm những gì có thể nhập với giá khoảng 50,000đ trở lên

Thứ hai, sản phẩm này có thể gộp lại làm thành một bộ sản phẩm không?

Ví dụ, chúng ta có thể bán số lượng tối thiểu là 3 món, 5 món, 10 món để đạt mức giá đó trở lên không?

Câu trả lời là tùy sản phẩm. Hãy tìm thứ phù hợp với bạn.

Tiếp nhé, mình sẽ đến với khía cạnh mà mình cân nhắc cuối cùng

Nhập/Dòng Tiền/Chất lượng sản phẩm

Nếu có điều gì mà mình đã học được ở thế giới sản phẩm vật lý, cũng như kinh doanh dịch vụ thì

Lợi nhuận là tốt

Nhưng mình sẽ quan tâm tới một thứ gọi là “Dòng Tiền Tự Do”

Hay đơn giản, bao nhiêu tiền mình có thể thực sự rút ra và bỏ vào tài khoản ngân hàng của mình mà không cần tái sử dụng để kinh doanh

Khi bạn kinh doanh sản phẩm vật lý, bạn càng mở rộng quy mô thì bạn càng cần nhiều dòng tiền hơn

Khi sản phẩm mà bạn vừa nhập bán chưa hết, bạn đã tiếp tục phải tạo đơn hàng mới và nhập tiếp rồi

Nếu không thì bạn sẽ hết hàng trong lúc mà bạn bán

Đó là lý do mà bạn cần lưu ý rất nhiều về dòng tiền

Đó là nơi mà bạn phải để mắt, bởi vì nếu không. Khi bạn đang tính toán trên sổ sách, hoặc Google Sheet, hoặc phần mềm. Bạn thấy bạn đang lãi

Nhưng bạn chả thấy tiền ở đâu cả


Đó là lý do mà bạn cần quan tâm tới

Thời gian sản xuất hàng hóa?

Thời gian vận chuyển hàng hóa?

Số lượng đơn hàng tối thiểu mình cần nhập là bao nhiêu?

Chính sách nhập hàng và công nợ là thế nào?

Dù ở bất cứ giai đoạn nào, mình đều muốn giảm thiểu rủi ro nhiều nhất có thể, và số vốn yêu cầu thấp nhất có thể để nhập hoặc sản xuất một sản phẩm

Đó là lý do

Mình sẽ cố gắng kéo tất cả những tiêu chí ở trên xuống thấp nhất có thể

Ví dụ:

Nếu hàng có sẵn, tức thời gian chờ sản xuất bằng 0

Thời gian vận chuyển hàng hóa đến tận kho của mình là 5 ngày hoặc ngắn hơn

Số lượng đơn hàng tối thiểu là không yêu cầu hoặc chỉ yêu cầu 100, 500, 1000 thì vẫn có thể chấp nhận được

Chính sách công nợ là không cần trả tiền trước, hoặc trả trước 30-50% là được. Sau đó có thể trả dần theo tiến độ là 60,90 ngày. Cuối cùng mới đến phương án trả toàn bộ tiền rồi mới nhận hàng. (Thường đó là chúng ta nhập trực tiếp từ Trung Quốc)

Với việc trên thì mình chỉ cần vài chục triệu tiền vốn là có thể bắt đầu

Thậm chí là bán được xong, lấy tiền của khách hàng, rồi mới trả tiền nhập hàng

Đó là chuyện hết sức bình thường nếu chúng ta biết cách đàm phán

Quan trọng nhất, chúng ta cần có khả năng bán được sản phẩm mà chúng ta muốn bán.

Bất chấp ngoài kia đang bán rẻ thế nào, bất chấp ai đó nói sản phẩm bão hòa, bất chấp ai đó nói rằng con sản phẩm đó hết trend rồi

Mình không quan tâm là trên Shopee đã có người bán hay chưa, rẻ thế nào, tổng kho là ai. Vì mình dùng lợi thế về kỹ năng và phân phối để vượt qua tất cả chuyện đó.

Đó là con đường mình đi, và nó ít người đi, do đó nó có quá nhiều lợi thế

Ít nhất là giai đoạn khởi đầu, nơi chúng ta cần thử nghiệm ý tưởng, tạo ra lợi nhuận trong thời gian ngắn

Và bạn hoàn toàn có thể chọn con đường đó để mọi thứ dễ dàng hơn

Mình đã làm đi làm lại rất nhiều lần, và bạn hoàn toàn có thể

Đó là các tiêu chí

Bạn không cần phải dùng tất cả cùng lúc khi bắt đầu

Nhưng càng nhiều càng tốt

Lưu ý phụ: Mình biết có những lúc bạn muốn lấy lợi thế về giá nhập, và bạn muốn nhập tối thiểu 1 vạn, 2 vạn, 5 vạn sản phẩm hoặc nhiều hơn để có lợi thế về giá. Hãy cứ làm.

Vậy thì câu hỏi tiếp theo mà chúng ta có thể hỏi

Câu hỏi: Và bạn có thể hỏi tiêu chí chất lượng sản phẩm thì sao?

Mình đơn giản là sẽ nhập về hàng mẫu để kiểm chứng, khi đã có danh sách ý tưởng mà mình lựa chọn để bán ở bước cuối cùng

Tiêu chí đã có, Ý Tưởng Sản Phẩm thực tế là gì?


Bước 2: Cách Tìm Ý Tưởng

Khi mình đã có tiêu chí, đơn giản là tìm ra ở nơi nào mà có thể giúp mình đáp ứng được những tiêu chí đó

Theo kinh nghiệm của mình, đó là mình sẽ bắt đầu ở những nơi có số liệu mình bạch. Bằng chứng không thể chối cãi

Về việc một sản phẩm bán chạy, đã hiệu quả

Thông thường, nó sẽ nằm ở trên các sàn thương mại điện tử. Hoặc các công cụ do thám trả tiền.

Nơi nó thể hiện số like, số comment, có thể là số tiền chi tiêu tiềm năng

Mình có thể bắt đầu từ đó


Sử dụng Tính Năng Gợi Ý Sản Phẩm Của Sàn

Mình hay sử dụng Taobao trên điện thoại

Lý do là khả năng đề xuất và gợi ý sản phẩm của ứng dụng này là rất tốt

Khi mình quan tâm tới một lĩnh vực sản phẩm cụ thể

Ví dụ như đồ gia dụng

Mình lên đây, gõ từ khóa sản phẩm mình muốn vào Google Translate, dán qua Taobao

Bấm vào một vài sản phẩm

Và tiếp tục lướt để hiện ra đề xuất

Thì ở đây

Mình sẽ tìm những sản phẩm có ít nhất 500 lượt bán trở lên

Sau đó mình sẽ cân nhắc về mức giá bán

Sau đó là mình sẽ xem cách sản phẩm được bán

Mình cũng tìm được rất nhiều video quảng cáo hay qua kênh này

Hành động: Chúng ta sẽ thêm được cả tấn ý tưởng sản phẩm đơn giản là ở trên kênh này

Hãy tạo một bảng Google Sheet và thêm vào đây từ 5-10 ý tưởng

Khi bạn càng xem nhiều video quảng cáo, bạn càng hình dung ra được cách một sản phẩm sẽ được bán thế nào

Và câu hỏi ở đây là: Mình có thể tạo ra một video quảng cáo tương tự không nhỉ?

Mình có thể thuê ai để làm một video quảng cáo tương tự không nhỉ?

Mình có thể kết hợp với ai để làm một video quảng cáo tương tự không nhỉ?

Tiếp theo


Sử dụng mạng xã hội với Bộ Câu Hỏi Phụ

Mình biết, có thể đâu đó bạn đã được nghe về tìm quảng cáo thông qua việc do thám thông qua Facebook và Tiktok

Tại sao?

Lợi thế về phân phối

Đưa một sản phẩm đang hiệu quả ở nước ngoài mang về Việt Nam.

Hoặc đơn giản là thấy ai đó đang bán chạy cái gì ở Việt Nam thì nhập cái đó về và bán.

Khá phổ biến.

Nhưng vì nó quá dễ, nên mọi người làm rất giống nhau. Do đó rất khó để bạn có thể có được ý tưởng gì có lợi thế cạnh tranh nếu áp dụng tương tự.

Đầu tiên, sử dụng 2 công cụ đơn giản là Thư viện quảng cáo Facebook và thư viện quảng cáo Tiktok

Gõ từ khóa của các sản phẩm về lĩnh vực mà bạn đang tìm kiếm

Mình gọi nó là “từ khóa hạt giống”

Ví dụ: Nếu bạn bán sản phẩm thể thao, bạn tìm kiếm từ “Thể Thao” hoặc “Fitness” hoặc “Sport”

Bạn đơn giản là gõ các từ khóa rất chung vào thanh tìm kiếm

Và lướt, tiếp tục tìm và đào sâu vào các thương hiệu mà bạn thấy đang bán gì

Nhưng, chậm lại một vài giây

Hãy dựa vào ý tưởng sản phẩm mà bạn đang tìm thấy, những người khác đang bán

Hỏi thêm 3 câu hỏi sau

Để bạn tìm ra những ý tưởng mới hơn, lạ hơn, và bạn có thể cạnh tranh một cách hiệu quả hơn

Có sản phẩm nào tương tự những sản phẩm này mà mình có thể bán không?

Hãy dựa vào những gì bạn thấy, tìm kiếm lại trên Taobao. Bạn có thể tìm ra những sản phẩm có cùng tính năng, giải quyết cùng một vấn đề, nhưng với mẫu mã mới hơn, hoặc khác, hoặc đẹp hơn

Ví dụ: Mình đã từng bán những móc quần áo đơn giản là có kiểu mẫu mã đẹp hơn, lạ hơn và có nhiều tính năng thú vị hơn của một người mà mình tìm thấy trên mạng.

Rất dễ để tìm ra những thứ này trên các sàn.

Sản phẩm này có vấn đề gì làm khách hàng khó chịu? Có sản phẩm nào mới hơn đã được ra đời để giải quyết vấn đề đó không?

Chà, quay lại Taobao nào bạn. Tìm cho ra sản phẩm đời mới hơn.

Liệt kê vào Google Sheet của bạn, và chúng ta có thể có một sản phẩm ngon mới.

Ví dụ: Đèn Gắn Cửa Phát Sáng Logo mình từng bán, phiên bản cũ là cần phải đấu nối. Phiên bản mới là dùng pin. Nó đã tiện hơn cho khách hàng rồi.

Đọc kỹ các thông điệp quảng cáo, sau đó hỏi.

Đây là lúc mà nếu bạn tích được vào tiêu chí, bạn có khả năng tạo ra video quảng cáo, hình ảnh sản phẩm không bắt đầu phát huy hiệu quả

Một vài câu hỏi gợi ý định hướng bạn có thể sử dụng nhé

Có vấn đề nào mà sản phẩm này có thể giải quyết mà thương hiệu này chưa quảng cáo không?

Có nhóm người nào có thể hưởng lợi từ sản phẩm này mà thương hiệu này chưa nhắm tới không?

Mình có thể làm mới lại những thông điệp quảng cáo này, theo cách mới hơn, theo cách mà thuyết phục hơn không?

Mình biết, bạn có thể đã làm hoặc chưa từng làm động tác này.

Nhưng mình biết khi bạn sử dụng, bạn đã có thể tìm ra cho mình một thị trường mà chỉ mình bạn hiểu.

Ví dụ: Một chút chiến lược nhanh về Marketing

Hầu như 95% nhà bán hàng chỉ biết làm nội dung về sản phẩm, về tính năng, về lợi ích

Tức, họ chỉ có khả năng để bán hàng cho những người đang có nhu cầu về sản phẩm

Họ không biết tạo ra nhu cầu cho những người chưa có

Nếu bạn có khả năng tự tạo ra nội dung video quảng cáo, hình ảnh quảng cáo

Bạn có thể áp dụng chiến lược “Mở Rộng Thị Trường Bằng Thông Điệp

Có 5 nhóm người chính trên thị trường

Nhóm người chưa nhận thức được vấn đề
Nhóm người nhận thức được vấn đề
Nhóm người nhận thức được giải pháp
Nhóm người nhận thức sản phẩm
Nhóm người nhận thức về thương hiệu của sản phẩm

Ví dụ hành trình của một khách hàng bị béo cho đến lúc giảm cân:

Một người thanh niên 24 tuổi có thể chưa biết mình béo

Cho đến khi họ nhận thấy chiếc quần của mình mua 3 tháng trước hôm nay đã chật hơn

Lúc trước, cần thắt lưng mặc mới vừa. Ngày hôm nay đã không cần tới thắt lưng nữa.

Khi đi chơi, gặp gỡ bạn bè. Bạn bè kêu sao dạo giờ “Mày béo thế”

Lúc này, anh ta nhận ra mình đã béo, thừa cân.

Khi anh ta mua chiếc cân về và đo, số cân chỉ 75kg. Trong khi trước đây, anh ta chỉ là 68kg.

Anh ta nhận ra, mình đã tăng cân thật.

Anh ta quyết định, mình phải giảm béo. Anh ta lên Google và search “Cách giảm béo”

Anh ta tìm thấy “phải tập thể dục, phải ăn kiêng, phải sử dụng thực phẩm chức năng, phải có Coach”

Anh ta tìm thấy phòng Gym của Cali, Elite, Citi, 25 Fit

Chưa hết, anh ta tìm thấy phải ăn kiêng theo chế độ Keto, nhịn ăn gián đoạn, ăn chay, Low-carb

Sau đó, anh ta tìm thấy các thực phẩm hỗ trợ giảm cân của herbalife, amway, biotech

Anh ta được giới thiệu tới việc phải uống Protein, ăn thanh protein, đồ uống không calo…

Anh ta cuối cùng giữa vô vàn giải pháp và thương hiệu, sau đó anh ta cũng chọn được cho mình một bộ sản phẩm hợp lý với thương hiệu mà anh ta thấy phù hợp

Thực ra sẽ đến một đoạn nữa là, anh ta đã giảm được cân. Sau đó quay lại lối sống cũ. Và béo lại. Sau đó anh ta phải tiếp tục tìm giải pháp tiếp.

Nhưng đó là một hành trình của khách hàng

Đó là câu chuyện của một khách hàng, nhưng thực ra đã phân khúc ra cho 1 triệu người bị béo phì

Và mình không biết tỉ lệ của nó là bao nhiêu

Nhưng mỗi khách hàng đang ở trong một bước trên hành trình này

Và điều phổ biến là những người khác đang dùng một thông điệp quảng cáo cho tất cả nhóm người này cùng lúc

Điều đấy là khó hiệu quả

Và điều quan trọng ở đây là, hầu như khi bắt đầu. Chúng ta không biết cách để tiếp thị cho nhóm 1,2,3

Chúng ta dùng thông điệp mà chỉ có những người đã đến giai đoạn họ nhận thức được sản phẩm và thương hiệu

Họ mới mua sản phẩm của chúng ta

Do đó, nếu bạn có thể tìm ra lỗ hổng của thị trường

Và tìm ra cách để tiếp thị cho nhóm 1,2,3

Bạn sẽ bán được cùng 1 sản phẩm, mà nhiều người khác đang bán

Bạn biết lý do tại sao không?

Bạn có kỹ năng, mà họ không có.

Họ có thể có nhiều tiền quảng cáo hơn bạn, nhưng họ không có kỹ năng để thuyết phục.

Đó là lý do.

Bạn có thể bán một mình một lãnh địa, trong thời gian rất dài.

Vì có thể họ còn chả hiểu tại sao bạn có thể bán được cùng một sản phẩm với họ.

Cho đến khi ai đó tìm hiểu ra được tại sao bạn có thể làm được điều đó.

Mẹo chuyên nghiệp: Có thể bạn sẽ tự hỏi là tôi nghe nói chi phí giáo dục khách hàng rất cao, và khó.

Không có không gian để nói nhiều về cái này.

Bạn có thể nhắm thẳng vào nhóm đang có vấn đề, đó là điểm ngọt ngào.

Nơi bạn cần ít kỹ năng hơn và có chi phí quảng cáo hiệu quả nhất.

Lưu ý phụ: Có thể bạn đang tự hỏi là sao trong bài tìm sản phẩm, mình lại nói nhiều về Marketing đến thế

Bởi vì sự thật là mình luôn suy nghĩ 2 thứ này cùng lúc, Marketing và Sản Phẩm

Nó không nên tách rời

Cùng mình đến với nguồn tiếp theo nha


Sử dụng công cụ để có thêm nhiều dữ liệu hơn

Có nhiều công cụ do thám mình sử dụng, nhưng có một công cụ mình yêu thích nhất

Đó là Adspy

Dùng để do thám quảng cáo Facebook

Bất lợi của nó là tốn tiền, 149$. Không phải giá rẻ.

Nhưng mà đắt xắt ra miếng

Công cụ này có rất nhiều dữ liệu về quảng cáo Facebook

Mình đơn giản là muốn có nhiều dữ liệu hơn trên toàn thế giới thôi

Có thể mình sẽ không tìm ra sản phẩm mới, nhưng mình buộc phải tìm ra thông điệp quảng cáo mới.

Hoặc cách thức làm mới thông điệp quảng cáo cũ.

Nó bắt buộc phải mới theo cách nào đó.

Bạn không cần phải sử dụng công cụ trả tiền, quan trọng nhất là hãy tham khảo cách mình đặt câu hỏi và tìm ra ý tưởng

Thứ đó quan trọng hơn tất thảy

Hành động: Nếu bạn đã đọc đến đây rồi, bạn có thể thêm dễ dàng 20-30 ý tưởng hoặc nhiều hơn vào danh sách của mình với những công cụ này

Vấn đề là, khi có nhiều ý tưởng như vậy

Bạn sẽ không biết nên chọn ý tưởng nào?

Đúng chứ?

Chúng ta cùng nhau xử lý vấn đề tiếp theo này nhé.


Bước 3: Lựa Chọn

Mình nhận được câu hỏi này liên tục

Khắp trên mọi lĩnh vực

Câu hỏi về việc lựa chọn một thứ mà chúng ta không thể biết chắc rằng nó có thực sự hiệu quả không

Thành thật mà nói thì mình cũng thế, không thể nào mình biết chắc được là ý tưởng đó có hiệu quả hay không

Do đó, mình sẽ đưa cho bạn những quy tắc mà mình dùng để ra những quyết định kiểu này

Nó có 2 thành tố, thứ nhất là tỷ lệ thành công. Thứ hai là rủi ro!


Yếu tố đầu tiên: Tỷ lệ thành công

Mình tăng tỷ lệ thành công với sản phẩm của mình bằng cách đưa ra những tiêu chí cụ thể mà mình coi đó là một sản phẩm dễ thành công

Và ở bước đầu tiên, tiêu chí. Chính là những thứ mà mình càng tích vào được nhiều, thì tỉ lệ thành công của mình càng cao.

Nơi mà mình quan tâm tơi việc sản phẩm đó có chất lượng không, mình có thể bán được không, lợi nhuận tiềm năng thế nào, mình đủ vốn để nhập hàng và vận hành không

Nếu mình làm theo các tiêu chí đó, khả năng rất rất cao mình sẽ bán được và thành công với sản phẩm mình chọn.

Và mình không thể nào chắc chắn được cho đến khi mình thực sự bán hàng

Vì vậy


Yếu tố thứ hai: Rủi ro

Mình không thể nào biết chắc chắn được mình có thể thành công hay không

Nên điều mình quan tâm tới nhất ở đây là giảm thiểu rủi ro

Mình sẽ giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất có thể

Trước khi mình chi bất cứ đồng tiền nào

Không chết là ưu tiên số 1

Bài học này được học khi lần đầu tiên mình bán hàng, mình đã đưa toàn bộ số tiền 8 triệu mà Mẹ mình cho mình để mua máy tính

Sau đó nhập hàng

Và tự nói với bản thân rằng, mình sẽ nhập hàng trước. Rồi tìm cách bán sau.

Đó là ý tưởng vô cùng vô cùng tồi tệ

May đó chỉ mới là 8 triệu, chứ nếu là 80 triệu, 800 triệu thì quá là rủi ro

Và mình không muốn mắc lại lỗi đó thêm một lần nào nữa

Nó dẫn đến phần thứ 2, mà bạn sắp đọc sau phần này

MÌNH SẼ BÁN TRƯỚC, RỒI MỚI NHẬP

Đơn giản, nếu bán trước và hiệu quả

Thì mình mới nhập hàng

Vậy thì làm thế nào để bán trước, rồi mới nhập hàng.

Mình đơn giản là cần 3 video quảng cáo, 1 trang bán hàng và chạy quảng cáo.

Thế thôi.

Tuy vậy trong video cần gì, trong trang bán hàng cần gì thì mình sẽ chia sẻ tới bạn ở bài viết tiếp theo nhé

Nhưng nguyên tắc của mình khi thử nghiệm là khá đơn giản

Đầu tiên, mình cho sản phẩm của mình một ngưỡng thử nghiệm

Ví dụ: Nếu mình bỏ ra 2 triệu để thử nghiệm, nếu nó không hiệu quả. Mình sẽ đổi.

Nếu giá bán của sản phẩm là 300 nghìn. Mình đơn giản là bỏ ra 3 triệu. Để chạy quảng cáo thử nghiệm.

Mình nhập hàng mẫu về để xem, sau đó bán được thì mình mới nhập số lượng lớn.

Mình không bao giờ nhập hàng trước nữa cả.

Và đó là quy trình của mình để tìm ra sản phẩm đó bạn.

Mình hi vọng bạn nhận ra rằng ý tưởng ở đây là: Mình đã xem xét khía cạnh ý tưởng sản phẩm, Marketing và vốn cùng lúc trong khi ra quyết định

Tái bút: Bài viết của mình luôn cố gắng để phục vụ nhóm người mới và nhóm người kinh doanh lâu năm cùng lúc. Có những thứ khi mình nói ngắn gọn thì người kinh doanh lâu năm sẽ hiểu ngay. Nhưng những người mới sẽ không hiểu.

Tuy vậy những người kinh doanh lâu năm cũng có chia sẻ rằng nhờ giải thích cặn kẽ mà họ cũng có góc nhìn mới hơn

Đó là lý do bài viết của mình sẽ luôn cố gắng giải thích kể cả những thứ đơn giản

Hi vọng bài viết này xứng đáng với thời gian và sự chú ý của bạn/anh/chị.

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      Hana Funnels
      Logo